Học luật thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu và có những chuyên ngành học nào? Những câu hỏi này nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh cấp 3 hay thí sinh chuẩn bị dự tuyển ngành luật. Bởi vì ngành luật luôn mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương hấp dẫn. Vậy, cùng Seoul Academy đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên nhé!
Tổng quan về ngành luật
Ngành luật là một trong những lĩnh vực khá rộng, khái niệm khó hiểu nên nhắc đến ngành luật thì đa số chỉ biết học luật để trở thành luật sư. Đây là suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ. Vậy nên trước khi đi sâu vào vấn đề học luật thi khối nào, mọi người nên tìm hiểu tổng quan về ngành luật.
Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Trong đó, ngành luật sẽ bao gồm các quy định luật pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống nhất định. Ví dụ như luật thương mại sẽ bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, buôn bán,… tại Việt Nam.
Học luật thi khối nào? Cần giỏi môn nào?
Trong những năm gần đây, các trường đại học đã mở rộng các khối thi khi dự tuyển ngành luật. Do đó, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để đậu vào chuyên ngành luật mà mình mong muốn. Vậy, học luật thi khối nào? Bạn có thể tham khảo các khối học A00, A01, C00, D01, D03, D06. Cụ thể là:
- Khối A00 bao gồm Toán – Vật lý – Hoá học
- Khối A01 bao gồm Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- Khối C00 bao gồm Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
- Khối D01 bao gồm Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
- Khối D03 bao gồm Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp
- Khối D06 bao gồm Toán – Ngữ văn – Tiếng Nhật
Bên cạnh đó, tuỳ vào trường xét tuyển mà các khối thi ngành luật sẽ có sự thay đổi. Hiện nay, một số trường đã mở rộng thêm khối D14, D07,…
Điểm chuẩn xét tuyển ngành luật là bao nhiêu?
Khi tìm hiểu về điểm chuẩn thi dự tuyển đại học, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào năm thi và ngôi trường mình đăng ký. Vì vậy, không có đáp án nhất định nào dành riêng cho điểm chuẩn dự tuyển ngành luật. Nói chung, điểm chuẩn sẽ dao động từ khoảng 14 – 26 điểm tuỳ trường.
Trong 2 – 3 năm trở lại đây, điểm chuẩn ngành luật khá cao, con số trung bình ở các trường đại học lớn là 24 – 26 điểm. Ngoài ra, điểm chuẩn sẽ được xét dựa trên khối thi. Ví dụ, cùng một trường đại học A nhưng dự tuyển ngành luật khối A00 là 24 điểm, dự tuyển ngành luật khối C00 là 29 điểm.
Các chuyên ngành trong ngành luật ở các trường đại học
Sau khi đã hiểu rõ học luật thi khối nào, bạn có thể tham khảo những chuyên ngành của ngành học luật. Điều này sẽ giúp các bạn chọn lĩnh vực học của bản thân chính xác và phù hợp hơn.
Ngành luật tại các trường đại học nước ta có các chuyên ngành phổ biến sau:
- Luật sư
- Luật kinh tế
- Luật hình sự
- Luật dân sự
- Luật thương mại
- Luật hành chính
- Luật quốc tế
Chuyên ngành Luật sư
Đa số tân sinh viên khi đăng ký chuyên ngành sẽ chọn chuyên ngành luật sư. Chuyên ngành này có lộ trình học bao gồm 4-5 năm tuỳ trường. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, bạn có thể đăng ký vào Học viện Tư pháp để được cấp bằng tốt nghiệp của lớp đào tạo Luật sư.
Trước khi trở thành luật sư chính thức, bạn phải trải qua 1 khoảng thời gian tập sự để tích lũy kinh nghiệm, tương tự như đi thực tập. Ngoài ra, bạn phải tham gia các kỳ kiểm tra của ngành luật. Đến khi bạn được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp hoặc do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thì bạn chính thức trở thành luật sư hợp pháp.
Chuyên ngành Luật kinh tế
Chuyên ngành Luật kinh tế sẽ đào tạo sinh viên về các quy định trong pháp luật kinh tế. Cụ thể là luật giải quyết tranh chấp trong thương mại, kinh doanh, đảm bảo quy trình kinh doanh đúng pháp luật của các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế có thể trở thành chuyên viên luật lập pháp, chuyên gia tư vấn pháp lý, chuyên viên tư vấn tài chính,…
Chuyên ngành Luật thương mại
Nếu bạn chọn học ở chuyên ngành luật thương mại, bạn sẽ được trang bị kiến thức về pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như tài chính, kinh tế, đất đai, thuế, ngân hàng, môi trường,… Hơn nữa, sinh viên chuyên ngành luật thương mại phải học và nắm vững các kiến thức bao gồm: Luật thương mại quốc tế, lý luận nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp, luật sở hữu trí tuệ,…
Chuyên ngành Luật hình sự
Với chuyên ngành luật dân sự, mọi người sẽ được tìm hiểu về các kiến thức pháp luật tội phạm, hình phật, trách nhiệm hình sự, biện pháp tư pháp,… Khi ra trường, tân cử nhân ngành luật hình sự có nhiều cơ hội việc làm tốt như luật sư, tư vấn viên, trợ lý luật sư tại các doanh nghiệp, công ty luật, công ty tư vấn luật pháp,…
Chuyên ngành Luật dân sự
Luật dân sự là một trong những chuyên ngành thuộc hệ thống pháp luật nước ta. Sinh viên ngành này sẽ được học về các nội dung quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản, một số quan hệ thân nhân trong giao lưu dân sự,… Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật dân sự chính là làm việc tại các cơ quan nhà nước, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, hội đồng nhân dân,….
Chuyên ngành Luật hành chính
Một trong những chuyên ngành chuyên sâu của ngành luật chính là luật hành chính. Các kiến thức chính mà sinh viên luật hành chính cần phải trang bị bao gồm bộ máy hành chính Nhà nước, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước như quản lý đất đai, quản lý nguồn nhân lực, luật thu hồi đất đai, luật hỗ trợ, luật tái định cư,…
Chuyên ngành Luật quốc tế
Khác với các chuyên ngành như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính thì chuyên ngành luật quốc tế sẽ có kiến thức rộng hơn. Phạm vi luật của chuyên ngành luật quốc tế không còn giới hạn ở nước ta mà còn là kiến thức luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Thông thường, chuyên ngành này được chia nhỏ thành luật kinh tế quốc tế, công pháp quốc tế, luật Việt Nam và các nước. Sinh viên sẽ được học với chương trình gồm các môn giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm.
Học luật ra trường làm nghề gì?
Đa phần tân cử nhân ngành luật ra trường đều chọn theo đuổi nghề luật sư. Bởi đây là công việc có nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương ổn định. Điều này khiến nhiều bạn trẻ hiểu lầm rằng học ngành luật chỉ có thể trở thành luật sư. Vậy, cùng tham khảo một số ngành nghề sau khi ra trường mà sinh viên luật có thể ứng tuyển, cụ thể như sau:
- Công chứng viên
- Chuyên viên pháp lý
- Kiểm sát viên/ Công tố viên Luật sư
- Thư ký toà án
- Giảng viên ngành luật
- Thẩm phán
- Pháp chế doanh nghiệp
- Điều tra viên
- Hoà giải viên
- Luật sư
Với các vị trí trên, mọi người có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tòa án, công ty/ doanh nghiệp luật, đơn vị tư vấn luật, làm trong ngành công an, làm nhà báo,…
Các Trường đào tạo ngành luật chất lượng ở nước ta
Ở nước ta, ngành luật là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. Vậy nên, rất nhiều trường đại học mở rộng và tập trung đào tạo ngành luật với chương trình học chất lượng cao. Nếu bạn đang tìm hiểu về các trường tốt và nổi tiếng, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
STT | Khu vực | Trường đào tạo ngành luật |
1 | Miền Nam |
|
2 | Miền Bắc |
|
3 | Miền Trung |
|
Như vậy, bài viết đã giải đáp tất cả thắc mắc về vấn đề “Học luật thi khối nào? Điểm chuẩn và chuyên ngành học”. Hy vọng những thông tin bổ ích từ bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về ngành luật. Từ đây, bạn cũng sẽ dễ dàng quyết định được có nên học ngành luật hay không. Nếu thấy bài viết hay, hãy tiếp tục theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm các bài viết mới về các ngành học khác nhé!
The post Học luật thi khối nào? Điểm chuẩn và chuyên ngành học luật hot hiện nay appeared first on Seoul Academy.