Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
spot_img

Học lái ô tô có cần bằng xe máy không?

Đa số người học bằng lái ô tô hiện nay đều đã có bằng lái xe máy trước đó. Ngược lại, một số người không có nhu cầu học bằng lái xe máy mà chỉ muốn học và được cấp bằng lái ô tô. Vậy học lái ô tô có cần bằng xe máy không? Hay có cần phải thi đậu bằng xe máy mới được đăng ký thi bằng ô tô? Quan điểm này sẽ được làm rõ ở bài viết bên dưới.

Bằng lái xe ô tô là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề muốn cấp bằng và học lái ô tô có cần bằng xe máy không, bạn cần biết rõ về khái niệm của bằng lái xe ô tô cũng như các loại bằng lái hiện nay. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cụ thể câu trả lời hơn.

Theo quy định, bằng lái xe ô tô hay còn gọi là giấy phép lái xe. Loại giấy phép này cho phép được cấp cho người lái với các loại xe tương ứng để cơ giới trên đường bộ. Khi bạn hoàn thành chương trình học, thi đậu bằng và được cấp giấy phép lái xe ô tô tức là bạn được phép sử dụng và điều khiển các loại xe ô tô con, ô tô tải, xe khách,… tham gia giao thông.

Bằng lái xe ô tô hay còn gọi là giấy phép lái xe
Bằng lái xe ô tô hay còn gọi là giấy phép lái xe

Để học được loại bằng lái xe ô tô, bạn phải đáp ứng đủ điều kiện về yếu tố sức khỏe, độ tuổi,… theo quy định. Ngoài ra, khi điều khiển xe lưu thông trên đường, nếu gặp cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy tờ hay giấy phép lái xe ô tô thì bạn phải chấp hành. Trong trường hợp bạn không chấp hành hay chưa có bằng lái mà vẫn sử dụng xe ô tô tham gia giao thông thì bạn sẽ phải chịu mức phạt theo quy định.

Những loại bằng lái xe ô tô ở nước ta

Hiện nay, nước ta có 6 loại bằng lái cho phép tài xế được điều khiển các loại xe ô tô. Mỗi loại bằng lái sẽ quy định về các loại xe được lái khác nhau cũng như điều kiện để học bằng khác nhau. Cụ thể, các loại bằng lái ô tô ở nước ta bao gồm bằng hạng B1, B2, C, D, E, F – FC.

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Bằng lái xe ô tô hạng B1 là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế
  • Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có thiết kế dưới 3.5 tấn
  • Ô tô chuyên dùng cho người khuyết tật

Giấy phép lái xe hạng B1 chỉ cho phép điều khiển các loại xe tự động và cấp cho người đủ 18 tuổi trở lên tham gia giao thông và không hành nghề lái xe.

Bằng lái xe ô tô hạng B2

Bằng lái xe ô tô hạng B2 là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế
  • Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có thiết kế dưới 3.5 tấn
  • Xe đầu kéo 1 rơ moóc có trọng lượng dưới 3.5 tấn

Bằng B2 là loại bằng lái xe ô tô thông dụng nhất hiện nay, cấp cho người đủ 18 tuổi trở lên tham gia giao thông và được phép hành nghề lái xe.

Bằng lái hạng B2 cho phép lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi
Bằng lái hạng B2 cho phép lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi

Bằng lái xe ô tô hạng C

Bằng lái xe ô tô hạng C là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên
  • Các loại xe quy định cho phép của hạng B1, B2. Cụ thể là:
  • Ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế
  • Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có thiết kế dưới 3.5 tấn
  • Xe đầu kéo 1 rơ moóc có trọng lượng dưới 3.5 tấn

Bằng lái ô tô hạng C chỉ cấp cho đối tượng đủ 21 tuổi trở lên để tham gia giao thông.

Bằng lái xe ô tô hạng D

Bằng lái xe ô tô hạng D là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe ô tô hạng B1, B2 và C. Cụ thể
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.5 tấn trở lên
  • Ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế
  • Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có thiết kế dưới 3.5 tấn
  • Xe đầu kéo 1 rơ moóc có trọng lượng dưới 3.5 tấn

Điều kiện để mọi người có thể học và được cấp bằng lái xe hạng D là đủ 24 tuổi trở lên và có bằng tốt nghiệp cấp 2 (bằng tốt nghiệp THCS).

Bằng lái xe ô tô hạng E

Bằng lái xe ô tô hạng E là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
  • Các loại xe quy định cho phép của bằng hạng B1, B2, C và D.

Đối với bằng lái xe ô tô hạng E, người học và được cấp bằng phải đủ 27 tuổi trở lên mới đáp ứng điều kiện theo quy định.

Bằng lái xe ô tô hạng E cho phép lái xe hơn 30 chỗ ngồi
Bằng lái xe ô tô hạng E cho phép lái xe hơn 30 chỗ ngồi

Bằng lái xe ô tô hạng F, FC

Bằng lái xe ô tô hạng E là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe như sau:

  • Các loại xe ô tô được quy định cho phép của bằng hạng B2, C, D và E được kéo sơ mi rơ moóc trở lên 750kg.
  • Hạng FC: Có quy định các loại xe giống hạng F và thêm tài xế xe container.

Điều kiện học lái xe ô tô là gì?

Để biết được học lái ô tô có cần bằng xe máy không, bạn phải tìm hiểu các yêu cầu về điều kiện học lái xe ô tô tại nước ta. Căn cứ quy định, người học phải đạt chuẩn về độ tuổi, sức khoẻ và một số điều kiện khác.

Điều kiện về tuổi

Tuổi tác là một trong những điều kiện quan trọng quyết định bạn có được học lái ô tô hay không. Các loại hạng bằng khác nhau sẽ có quy định về độ tuổi khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với các loại bằng hạng B1 và B2 thì người học lái ô tô chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên.
  • Đối với loại bằng hạng C thì người học lái xe ô tô cần đủ 21 tuổi trở lên.
  • Đối với loại bằng hạng D thì người học lái xe ô tô cần đủ 24 tuổi trở lên. 
  • Đối với loại bằng hạng E thì người học lái xe ô tô cần đủ 27 tuổi trở lên. 

Điều kiện về sức khỏe

Đối với điều kiện sức khoẻ, người học bằng lái ô tô cần có sức khoẻ tốt, ổn định để đủ tỉnh táo chịu trách nhiệm về hành vi công dân của mình. Một số yêu cầu khác về sức khoẻ như:

  • Không bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa qua 24 tháng.
  • Không bị rối loạn tâm thần mãn tính.
  • Không có thị lực dưới 5/10.
  • Không có tật về mắt như bệnh mù màu, chói sáng, quáng gà,…
  • Không bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên.
  • Không bị khuyết tật hoặc cụt 1 bàn chân trở lên.
Muốn học bằng lái xe ô tô cần đủ điều kiện về sức khỏe
Muốn học bằng lái xe ô tô cần đủ điều kiện về sức khỏe

Các điều kiện khác

Bên cạnh điều kiện về tuổi tác cũng như sức khoẻ, một số điều kiện khác bắt buộc bạn phải đáp ứng để có thể học bằng lái ô tô như sau:

  • Bạn phải là công dân Việt Nam.
  • Người nước ngoài được cư trí, làm việc hay học ở Việt Nam.
  • Nếu muốn nâng hạng giấy phép lái xe, bạn phải có bằng tốt nghiệp THCS (bằng tốt nghiệp cấp 2) hoặc tương đương trở lên.

Muốn học lái ô tô có cần bằng xe máy không?

Muốn biết học lái ô tô có cần bằng lái xe máy không, bạn cần phải xét dựa trên những điều kiện được quy định dành cho người học lái xe. Cụ thể căn cứ vào điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có bổ sung thêm khoản 5 điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định:

  • Điều kiện 1: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được cư trú, làm việc hoặc học ở Việt Nam.
  • Điều kiện 2: Đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hoá và độ tuổi tính đến ngày thi sát hạch bằng lái (chi tiết theo quy định).
  • Điều kiện 3: Nếu học nâng hạng giấy phép lái xe cần có đủ thời gian lái xe hoặc thực hành, số km lái xe an toàn.
Học lái ô tô cần bằng xe máy không là câu hỏi được một số người quan tâm
Học lái ô tô cần bằng xe máy không là câu hỏi được một số người quan tâm

Với những điều kiện trên, không có quy định nào yêu cầu công dân phải có bằng lái xe máy mới được học bằng lái ô tô. Tức là, mọi người hoàn toàn có thể chọn học các loại bằng lái ô tô mà không cần học bằng lái xe máy. Đây cũng là câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề học lái ô tô có cần bằng xe máy không.

Tìm hiểu thêm: Giấp phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng có bị phạt không?

Hồ sơ đăng ký học lái ô tô cần có những gì?

Thực tế học lái ô tô thì không cần bằng lái xe máy, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục đúng theo quy định của trung tâm đào tạo lái xe yêu cầu là được. Vậy học bằng lái ô tô cần chuẩn bị gì, bạn có thể tham khảo những nội dung dưới đây:

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô
  • Giấy khám sức khỏe
  • Sơ yếu lý lịch (không cần công chứng)
  • Bản photo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân (không cần công chứng)
  • Ảnh thẻ 3*4 (10 ảnh)
  • Túi đựng tài liệu
Bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định khi đăng ký học bằng lái ô tô
Bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định khi đăng ký học bằng lái ô tô

Trên đây là bài viết về chủ đề “Muốn cấp bằng và học lái ô tô có cần bằng xe máy không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn rõ hơn, chính xác và cụ thể hơn về học bằng lái ô tô cũng như những điều kiện cần thiết để đăng ký học. Hãy tiếp tục theo dõi website để cập nhập thêm các thông tin hữu ích về học bằng lái xe. Chúc các bạn thi đậu bằng lái nhé!

The post Học lái ô tô có cần bằng xe máy không? appeared first on Seoul Academy.

Rate this post
Thích Đẹp
Thích Đẹphttps://thichdep.com
Thích Đẹp: website chia sẻ bí quyết làm đẹp, review đánh giá mỹ phẩm nhằm giúp chị em lựa chọn được sản phẩm chất lượng

Bạn Có Thể Thích

Cùng Chuyên Mục