Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
spot_img

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?

Trong đó, một trong những điều bạn cần chú ý và tìm hiểu kỹ lưỡng khi tham gia giao thông đó là hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Đây là điều cần thiết để vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bạn. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin xoay quanh chủ đề này, bạn có thể tham khảo!

Quy định pháp luật về hệ thống báo hiệu đường bộ

Rất nhiều bạn thắc mắc về ký hiệu biển báo giao thông, ví dụ như tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ hay biển báo hiệu đường bộ bao gồm mấy loại? Câu trả lời cho những câu hỏi trên đều đã được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật.

Pháp luật đã đề ra các quy định cụ thể về hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Các quy định này được nêu cụ thể tại các Luật và văn bản dưới Luật. Điều này đảm bảo người dân có thể dễ dàng tìm hiểu về hệ thống này.

Hệ thống báo hiệu đường bộ đóng vai trò không thể thiếu
Hệ thống báo hiệu đường bộ đóng vai trò không thể thiếu

Ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ là những thành phần thiết yếu của một hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả. Cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thông, hệ thống báo hiệu này luôn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo giao thông thông suốt.

Đẩy mạnh An toàn Đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ cung cấp tín hiệu trực quan cho người tham gia giao thông. Chúng giúp giảm nguy cơ tai nạn và thương tích bằng cách thúc đẩy các hành vi lái xe an toàn. Chúng còn cảnh báo người tham gia giao thông về những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Điều tiết luồng giao thông

Các biển báo và tín hiệu giao thông giúp điều tiết luồng giao thông và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn. Chúng thông báo cho người lái xe khi nào nên dừng lại, nhường đường hoặc đi tiếp. Điều này giúp cải thiện hiệu quả tổng thể và sự an toàn của đường.

Cung cấp hỗ trợ điều hướng

Các biển báo và tín hiệu giao thông cung cấp thông tin quan trọng về vị trí, hướng và khoảng cách đến các điểm đến, cũng như bất kỳ tình trạng đường xá hoặc đường vòng nào. Chúng giúp người lái xe và người đi bộ điều hướng các khu vực xa lạ một cách an toàn và hiệu quả.

Chuẩn hóa vạch kẻ đường

Các biển báo và tín hiệu giao thông cung cấp một bộ vạch và ký hiệu tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu. Điều này giúp thúc đẩy tính nhất quán và rõ ràng giữa các khu vực và quốc gia khác nhau. Hơn hết là giúp người tham gia giao thông hiểu ý nghĩa của các biển báo và tín hiệu khác nhau dễ dàng hơn.

Hệ thống báo hiệu đường bộ giúp giao thông được lưu thông thuận lợi
Hệ thống báo hiệu đường bộ giúp giao thông được lưu thông thuận lợi

Tóm lại, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống giao thông đường bộ phức tạp. Bằng cách tuân theo các quy tắc và hướng dẫn do các hệ thống này cung cấp, người tham gia giao thông có thể giảm nguy cơ tai nạn và thương tích. Hơn thế nữa là đảm bảo một hệ thống giao thông an toàn hơn, hiệu quả hơn.

Những thành phần của hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019. 

Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn này và tại Điều 10 Luật An toàn Giao thông đường bộ 2008, Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ

Sau khi đã nắm được hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì, bạn cần biết thứ tự ưu tiên của chúng. Khi tham gia giao thông, có thể bạn sẽ gặp trường hợp tại cùng một địa điểm có nhiều hiệu lệnh khác nhau và mỗi hiệu lệnh lại có ý nghĩa khác nhau. Vậy trong trường hợp đó cần ưu tiên chấp hành theo hiệu lệnh nào?

Bạn cần ghi nhớ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hay nói cách khác là hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có mức ưu tiên cao nhất. Sau đó sẽ đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Tiếp theo, bạn cần tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo hiệu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý biển báo hiệu có tính chất tạm thời sẽ được ưu tiên hơn so với biển báo đặt cố định. Bởi vì biển báo có tính chất tạm thời mang tính chất tình huống, tức thời nên phù hợp với hoàn cảnh ngắn hạn, cần được ưu tiên tuân thủ.

Cuối cùng, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường được ưu tiên sau cùng. Nắm rõ thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ giúp bạn không bị lúng túng khi có quá nhiều hiệu lệnh trái ngược nhau xuất hiện cùng một lúc.

Bạn cần biết rõ thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ để không bị lúng túng khi tham gia giao thông
Bạn cần biết rõ thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ để không bị lúng túng khi tham gia giao thông

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn học lái xe B3 trên sa hình

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là yếu tố cần được nhắc đến đầu tiên khi tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Mặc dù trên đường đã được bố trí rất nhiều biển hiệu, tín hiệu đèn,… để hướng dẫn cho người tham gia giao thông, trong một số trường hợp vẫn cần sự can thiệp từ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đặc biệt cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Khi giao thông đông đúc và cần điều tiết luồng xe để tránh tắc nghẽn.
  • Khi điều khiển giao thông tại các giao lộ, ngã tư, đường vòng, nơi có nhiều hướng đi khác nhau.
  • Khi có các sự cố xảy ra trên đường như tai nạn, pháp luật, đường cấm…
  • Khi thời tiết xấu như sương mù, mưa lớn, tuyết rơi gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.
  • Khi điều khiển giao thông trong các sự kiện đặc biệt như lễ hội, diễu hành, đám tang, cưới hỏi…

Để điều tiết giao thông, người điều khiển sử dụng nhiều phương tiện như tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và sự chú ý của các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển thường sử dụng còi kèm theo các phương tiện nêu trên.

Người tham gia giao thông cần hiểu rõ ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đặc biệt là các động tác tay để thực hiện cho đúng:

“- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn;bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại.

– Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.”

Mỗi hiệu lệnh tay của cảnh sát điều khiển giao thông thể hiện nội dung khác nhau
Mỗi hiệu lệnh tay của cảnh sát điều khiển giao thông thể hiện nội dung khác nhau

Việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông cũng có ý nghĩa riêng. Cụ thể, hiệu lệnh còi được quy định như sau:

“- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

– Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

– Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

– Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

– Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

– Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.”

Khi tham gia giao thông, hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông được ưu tiên cao nhất, kể cả hiệu lệnh đó trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường. Vì vậy, người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Tín hiệu đèn giao thông

Tín hiệu đèn giao thông chắc chắn không xa lạ khi tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Tại các giao thông ở ngã ba, ngã tư, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với hình ảnh của những trụ đèn tín hiệu giao thông. Những tín hiệu đèn này là những bóng đèn hình tròn, mỗi bóng đèn có một màu sắc khác nhau và được sắp theo chiều dọc theo thứ tự: đỏ, vàng, xanh.

Tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu xanh, vàng, đỏ
Tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu xanh, vàng, đỏ

Ý nghĩa của từng màu đèn chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã được học từ khi còn ở mẫu giáo. Để nhắc lại và tìm hiểu hiểu rõ hơn, ý nghĩa của đèn tín hiệu được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ:

“- Tín hiệu xanh: cho phép đi.

– Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

– Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.”

Ngoài ba tín hiệu giao thông chính được nêu ở trên, tại các trụ đèn ta còn thấy những tín hiệu đèn có hình mũi tên và có thể đi kèm hình ảnh của các phương tiện. Vậy ý nghĩa của những tín hiệu đèn này được quy định cụ thể như thế nào?

“- Nếu đèn có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.

– Nếu đèn có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

– Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.

– Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ cần bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.

– Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì cần bố trí làn chờ cho phương tiện đó.”

Biển báo hiệu

Biển báo hiệu là thành phần tiếp theo cần nói đến khi tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Biển báo hiệu đường bộ có thể hiểu đơn giản là những chỉ dẫn được đơn giản hóa thông qua hình ảnh, màu sắc và chú thích. Ký hiệu biển báo giao thông đều được quy ước có những hình dạng, màu sắc đặc trưng, những ký hiệu trên biển báo cũng được cách điệu sao cho dễ nhận dạng nhất.

Điều này giúp người tham gia giao thông có thể nhanh chóng hiểu được ý nghĩa  của biển báo để tuân thủ theo. Khi đang lưu thông trên đường, mọi thông tin cần được xử lý nhanh và chính xác nên việc hiểu ý nghĩa của từng biển báo hiệu là cực kỳ quan trọng.

Vậy biển báo hiệu đường bộ bao gồm mấy loại? Biển báo hiệu tại Việt Nam hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.

Biển báo hiệu được chia thành 5 nhóm cơ bản
Biển báo hiệu được chia thành 5 nhóm cơ bản

Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Vì vậy, biển báo cấm chủ yếu có viền màu đỏ, một màu sắc dễ nhận biết và đặc trưng cho sự ngăn cấm. Biển có dạng hình tròn, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Quy định cụ thể về danh sách từng loại biển báo cấm hay tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc nhóm này đều được nêu tại Chương 4 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

“Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:

  • Biển số P.101: Đường cấm;
  • Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
  • Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
  • Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
  • Biển số P.104: Cấm xe máy;
  • Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
  • Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
  • Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
  • Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
  • Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
  • Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
  • Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
  • Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
  • Biển số P.109: Cấm máy kéo;
  • Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
  • Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
  • Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
  • Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
  • Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
  • Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
  • Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
  • Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
  • Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;
  • Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
  • Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
  • Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
  • Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
  • Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;
  • Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
  • Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
  • Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
  • Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
  • Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
  • Biển số P.125: Cấm vượt;
  • Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;
  • Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
  • Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
  • Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
  • Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
  • Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;
  • Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
  • Biển số P.129: Kiểm tra;
  • Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
  • Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
  • Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
  • Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
  • Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
  • Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
  • Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
  • Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
  • Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
  • Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
  • Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.”
Danh sách tổng hợp 56 biển báo cấm bạn cần ghi nhớ
Danh sách tổng hợp 56 biển báo cấm bạn cần ghi nhớ

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Cảnh báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời là mục đích chính của nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Những biển báo này thường được đặt ở các vị trí nguy hiểm như cua, đường dốc, đường trơn trượt, đường giao nhau, khu vực trường học, v.v. 

Các biển báo trong nhóm này thường có hình tam giác đều, có viền đỏ và nền màu vàng hoặc màu cam, trên đó có hình vẽ mô tả sự việc cần báo hiệu bằng màu đen để giúp tăng cường cảnh giác của người tham gia giao thông. Việc sử dụng những màu nổi bật trên biển nhằm thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông.

Quy định cụ thể về danh sách từng loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo được nêu tại Chương 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

“Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:

  • Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
  • Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
  • Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
  • Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
  • Biển số W.204: Đường hai chiều;
  • Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
  • Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
  • Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);
  • Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
  • Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
  • Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
  • Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
  • Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;
  • Biển số W.212: Cầu hẹp;
  • Biển số W.213: Cầu tạm;
  • Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;
  • Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
  • Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;
  • Biển số W.216a: Đường ngầm;
  • Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
  • Biển số W.217: Bến phà;
  • Biển số W.218: Cửa chui;
  • Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
  • Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
  • Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
  • Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
  • Biển số W.222a: Đường trơn;
  • Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
  • Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
  • Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
  • Biển số W.225: Trẻ em;
  • Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
  • Biển số W.227: Công trường;
  • Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
  • Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
  • Biển số W.228d: Nền đường yếu;
  • Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
  • Biển số W.230: Gia súc;
  • Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
  • Biển số W.232: Gió ngang;
  • Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
  • Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
  • Biển số W.235: Đường đôi;
  • Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
  • Biển số W.237: Cầu vồng;
  • Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
  • Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;
  • Biển số W.240: Đường hầm;
  • Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
  • Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
  • Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
  • Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
  • Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
  • Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.”
Tổng hợp tất cả hình ảnh các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Tổng hợp tất cả hình ảnh các biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển hiệu lệnh

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển báo để chỉ ra các hiệu lệnh phải được tuân thủ trong giao thông. Người tham gia giao thông phải tuân thủ các hiệu lệnh được chỉ định trên biển báo (ngoại trừ một số biển đặc biệt).

Các biển này được thiết kế với dạng hình tròn trên nền màu xanh lam, có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh, để thông báo cho người tham gia giao thông về các yêu cầu cần phải tuân thủ trên đường.

Quy định cụ thể về danh sách từng loại biển báo hiệu lệnh được nêu tại Chương 6 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

“Biển hiệu lệnh có mã R và R.E với tên các biển như sau:

  • Biển số R.122: Dừng lại;
  • Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h): Hướng đi phải theo;
  • Biển số R.302 (a,b,c): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
  • Biển số R.303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến;
  • Biển số R.304: Đường dành cho xe thô sơ;
  • Biển số R.305: Đường dành cho người đi bộ;
  • Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép;
  • Biển số R.307: Hết tốc độ tối thiểu;
  • Biển số R.308 (a,b): Tuyến đường cầu vượt cắt qua;
  • Biển số R.309: Ấn còi;
  • Biển số R.310 (a,b,c): Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm;
  • Biển số R.403a: Đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.403b: Đường dành cho xe ô tô, xe máy;
  • Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.403d: Đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.404a: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.404b: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy;
  • Biển số R.404c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.404d: Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.404e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.404f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
  • Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;
  • Biển số R.412i: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô khách;
  • Biển số R.412j: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô con;
  • Biển số R.412k: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô tải;
  • Biển số R.412l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
  • Biển số R.412m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
  • Biển số R.412n: Kết thúc làn đường dành cho xe ô tô;
  • Biển số R.412o: Kết thúc làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
  • Biển số R.412p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp;
  • Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện;
  • Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;
  • Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;
  • Biển số R.E,9a: Cấm đỗ xe trong khu vực;
  • Biển số R.E,9b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
  • Biển số R.E,9c: Khu vực đỗ xe;
  • Biển số R.E,9d: Tốc độ tối đa trong khu vực;
  • Biển số R.E,10a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực;
  • Biển số R.E,10b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
  • Biển số R.E,10c: Hết khu vực đỗ xe;
  • Biển số R.E,10d: Hết tốc độ tối đa trong khu vực;
  • Biển số R.E,11a: Đường hầm;
  • Biển số R.E,11b: Kết thúc đường hầm.”
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng

Biển chỉ dẫn

Nhóm biển chỉ dẫn trong hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì được sử dụng để cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người tham gia giao thông. Các biển chỉ dẫn thường có dạng hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình mũi tên với nền màu xanh đặc trưng.

Chúng thường được đặt tại các điểm quan trọng trên đường như giao lộ, ngã tư, đường vào/ra, đường cao tốc, bến xe, sân bay, ga tàu, để cung cấp thông tin về địa điểm, hướng đi, khoảng cách, tốc độ tối đa cho phép, hoặc các thông tin liên quan khác.

Quy định cụ thể về danh sách từng loại biển báo chỉ dẫn hay tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc nhóm này đều được nêu tại Chương 7 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

“Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I” với tên các biển như sau:

  • Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;
  • Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;
  • Biển số I.405 (a,b,c): Đường cụt;
  • Biển số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp;
  • Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;
  • Biển số I.408: Nơi đỗ xe;
  • Biển số I.408a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
  • Biển số I.409: Chỗ quay xe;
  • Biển số I.410: Khu vực quay xe;
  • Biển số I.413a: Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách;
  • Biển số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách;
  • Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường;
  • Biển số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi;
  • Biển số I.416: Đường tránh;
  • Biển số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;
  • Biển số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ;
  • Biển số I.419a: Chỉ dẫn địa giới;
  • Biển số I.419b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
  • Biển số I.422a: Di tích lịch sử;
  • Biển số I.422b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
  • Biển số I.423 (a,b): Vị trí người đi bộ sang ngang;
  • Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
  • Biển số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;
  • Biển số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ;
  • Biển số I.425: Bệnh viện;
  • Biển số I.426: Trạm cấp cứu;
  • Biển số I.427a: Trạm sửa chữa;
  • Biển số I.427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe;
  • Biển số I.428: Cửa hàng xăng dầu;
  • Biển số I.429: Nơi rửa xe;
  • Biển số I.430: Điện thoại;
  • Biển số I.431: Trạm dừng nghỉ;
  • Biển số I.432: Khách sạn;
  • Biển số I.433a: Nơi nghỉ mát;
  • Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
  • Biển số I.433e: Báo hiệu nhà trọ;
  • Biển số I.434a: Bến xe buýt;
  • Biển số I.434b: Bến xe tải;
  • Biển số I.435: Bến xe điện;
  • Biển số I.436: Trạm cảnh sát giao thông;
  • Biển số I.439: Tên cầu;
  • Biển số I.440: Đoạn đường thi công;
  • Biển số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
  • Biển số I.442: Chợ;
  • Biển số I.443: Xe kéo rơ-moóc;
  • Biển số I.444 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
  • Biển số I.445 (a, b, c, d, e, f, g, h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường;
  • Biển số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật;
  • Biển số I.447 (a, b, c, d): cầu vượt liên thông;
  • Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
  • Biển số I.449: Biển tên đường.”
Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh
Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh

Biển phụ

Các biển phụ và biển viết bằng chữ là một nhóm biển được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung cho các nhóm biển khác hoặc có thể được sử dụng độc lập. Các biển phụ thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu trắng, với hình ảnh và chữ viết màu đen hoặc có nền màu xanh lam và chữ viết màu trắng.

Những biển phụ này thường được thấy ở dưới các biển hiệu chính, nhằm bổ sung thông tin hoặc giải thích rõ hơn. Các vị trí đặt biển phụ thường là gần các ngã tư, điểm giao thông quan trọng, khu vực đông dân cư hoặc các khu vực đặc biệt có yêu cầu an toàn giao thông cao.

Quy định cụ thể về danh sách từng loại biển báo phụ được nêu tại Chương 8 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

“Biển phụ có mã S, SG và SH với tên các biển phổ biến như sau:

  • Biển số S.501: Phạm vi tác dụng của biển;
  • Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu;
  • Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;
  • Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển;
  • Biển số S.504: Làn đường;
  • Biển số S.505a: Loại xe;
  • Biển số S.505b: Loại xe hạn chế qua cầu;
  • Biển số S.505c: Tải trọng trục hạn chế qua cầu;
  • Biển số S.506 (a,b): Hướng đường ưu tiên;
  • Biển số S.507: Hướng rẽ;
  • Biển số S.508 (a,b): Biểu thị thời gian;
  • Biển số S.509 (a,b): Thuyết minh biển chính;
  • Biển số S.510a: Chú ý đường trơn có băng tuyết;
  • Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại;
  • Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ;
  • Biển số S.G,9b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng;
  • Biển số S.G,11a; S.G,11c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn;
  • Biển số S.G,12a; S.G,12b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông;
  • Biển số S.H,6: Ngoại lệ.”
Biển phụ thường được sử dụng với mục đích bổ sung nội dung cho biển chính
Biển phụ thường được sử dụng với mục đích bổ sung nội dung cho biển chính

Vạch kẻ đường

Thành phần tiếp theo chúng ta cần biết khi tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì là vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường thường là các đường kẻ sơn trắng hoặc vàng trên mặt đường, được sử dụng để phân chia các làn đường và giúp hướng dẫn tài xế lái xe đi đúng làn đường và tuân thủ luật giao thông đường bộ. Chúng được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các biển báo hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Với chức năng phân chia các làn đường, vạch kẻ đường giúp giữ an toàn và trật tự giao thông, tăng tính hiệu quả của các làn đường, giảm thiểu tai nạn giao thông. Vạch kẻ đường cũng giúp tài xế điều khiển xe đảm bảo khoảng cách giữa các xe, tránh xảy ra va chạm, đồng thời giúp các xe đi đúng làn đường tương ứng.

Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại, vạch trên mặt bằng và vạch đứng. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau: Vạch dọc đường, vạch ngang đường và các loại vạch khác. Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.

Vạch kẻ đường giúp chia các làn đường
Vạch kẻ đường giúp chia các làn đường

Hai loại vạch kẻ đường người tham gia thường xuyên thấy nhất và cần nắm rõ chức năng chính là vạch liền và vạch đứt.

Vạch liền được sử dụng để phân chia các làn đường và giữa các chiều đường tách biệt nhau. Tài xế phải lái xe theo đúng làn đường tương ứng với chiều xe mình đang đi.

Vạch đứt cũng được sử dụng để phân chia các làn đường nhưng các phương tiện được quyền đè vạch này để chuyển sang làn xe bên cạnh.

Ngoài ra màu sắc của vạch kẻ đường cũng cần được lưu ý. Vạch kẻ trắng thường được sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong khi đó, vạch kẻ màu vàng thể hiện phân cách 2 làn xe chạy ngược chiều nhau.

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên đoạn đường nguy hiểm, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn thường được sử dụng. Chúng được đặt ở lề đường và có chức năng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn cũng như hướng đi của tuyến đường.

Đồng thời, tường bảo vệ hay rào chắn còn giúp hạn chế các phương tiện tham gia giao thông khỏi việc văng ra khỏi phần đường xe chạy. Hơn thế nữa, để đảm bảo an toàn cho người lái xe vào ban đêm, tường bảo vệ cần được trang bị với các vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang.

Nhờ các biện pháp trên, cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn trở thành một giải pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn giao thông trên các đoạn đường nguy hiểm. Đây cũng chính là thành phần cuối cùng trong danh sách hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì.

Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn đảm bảo an toàn giao thông trên các đoạn đường nguy hiểm
Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn đảm bảo an toàn giao thông trên các đoạn đường nguy hiểm

Khóa học lái xe ô tô uy tín, chất lượng

Trung tâm tư vấn đào tạo lái xe Nam Việt là một trong những địa chỉ học lái xe ô tô được nhiều người đánh giá cao. Một trong những điều tạo dựng sự thành công tại Nam Việt là đội ngũ giảng viên chất lượng, tận tâm. Họ sẽ theo sát bạn trong suốt quá trình học cho đến khi bạn nắm vững lý thuyết cũng như kỹ năng lái từ cơ bản đến nâng cao. 

Nội dung lý thuyết và thực hành tại trung tâm sẽ được cập nhật đầy đủ theo quy định của Sở Giao thông Vận tải. Đặc biệt, trung tâm luôn cập nhật cho học viên các mẹo, kỹ năng ghi nhớ lý thuyết như hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. Điều này giúp học viên có thể tự tin hơn khi làm bài để đạt kết quả cao trong kì thi. Ngoài ra, đối với những người bận rộn nhưng muốn có bằng B2 có thể đăng kí khoá học cấp tốc tại trung tâm. 

Trung tâm tư vấn đào tạo lái xe Nam Việt luôn được đánh giá cao
Trung tâm tư vấn đào tạo lái xe Nam Việt luôn được đánh giá cao

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về khóa học có thể liên lạc theo các thông tin được cung cấp dưới đây. 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 436A/101 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh;
  • Hotline: 0938 47 1112;

Thông tin liên quan đến chủ đề hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì đã được tổng hợp chi tiết và cụ thể nhất. Đây là những kiến thức quý giá sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Kiến thức này không chỉ có ích trong việc thi bằng lái xe ô tô mà còn trong thực tế khi bạn tham gia giao thông. 

Click ngay bên dưới để được giải đáp thắc mắc miễn phí

The post Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì? appeared first on Seoul Academy.

Rate this post
Thích Đẹp
Thích Đẹphttps://thichdep.com
Thích Đẹp: website chia sẻ bí quyết làm đẹp, review đánh giá mỹ phẩm nhằm giúp chị em lựa chọn được sản phẩm chất lượng

Bạn Có Thể Thích

Cùng Chuyên Mục