Cây sung là một loài cây được người Việt yêu thích và ưa chuộng. Bởi vì theo quan niệm người xưa trồng cây sung ở trước nhà sẽ mang đến vận may và sung túc cho gia đình. Tuy nhiên, ít người biết rằng trái sung sẽ có nhiều giá trị về dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hoá. Vậy, ăn quả sung có tác dụng gì?
Một số thông tin cơ bản về cây sung
Cây sung thuộc họ dâu tằm còn có tên gọi khoa học là Moraceae. Khi cây lớn tầm khoảng 2 tuổi sẽ cho ra quả. Đặc điểm của quả sung có kích thước bằng ngón tay, mọc theo từng chùm, thịt quả có màu hồng vị ngọt nhẹ, mềm dai, hơi giòn và ăn được. Quả sung rất dễ bị hỏng, không để được lâu, vì thế chúng thường được bảo quản bằng cách phơi khô.
Sung có nhiều loại khác nhau gồm có 6 loại phổ biến đó là cây sung mỹ, cây sung ngọt, cây sung rừng, cây sung nếp, cây sung dâu và cây sung tẻ.`Mỗi loại sẽ cho ra một loại quả có hương vị, màu sắc lẫn kết cấu khác nhau. Ăn sung có tác dụng gì sẽ được liệt kê cụ thể. Tùy vào sở thích, tác dụng về sức khoẻ mà bạn lựa chọn loại sung cho mình.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả sung?
Theo như tính toán của các nhà khoa học thì đối với sung Việt Nam tốt nhất bạn nên ăn từ 5 – 7 quả mỗi ngày. Còn đối với sung nhập khẩu thì bạn nên ăn từ 1 – 3 quả mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều hay ít quả sung nó vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sức khỏe, tuổi tác, thành phần dinh dưỡng có trong quả… Ngoài ra, để có cơ sở chắc chắn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nên ăn bao nhiêu sung mỗi ngày phù hợp với cơ địa bạn.
Công dụng tuyệt vời của quả sung xanh cho sức khỏe
Ăn quả sung có tác dụng gì luôn là vấn đề quan tâm của nhiều người. Bởi trong quả sung xanh rất giàu chất dinh dưỡng, theo như các nhà khoa học phân tích trong quả sung có các chất dinh dưỡng gồm: Chất xơ, chất đạm, calo, lipid, đường, canxi, magie, kali, vitamin C, A, K, B9, Beta-carotene, Lutein và zeaxanthin… Do đó, chúng có tác dụng về sức khoẻ như:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Quả sung có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, sẽ làm giảm insulin một hoạt chất thường có ở bệnh nhân tiểu đường.
Chữa trị các bệnh về dạ dày
Với hàm lượng dinh dưỡng cao gồm 18 axit amin cùng các khoáng chất khác, quả sung có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế trào ngược dạ dày. Đồng thời, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, giúp dạ dày bạn hấp thụ chất tốt hơn.
Ngoài ra, bên trong nhựa sung còn có chứa các chất làm ức chế tế bào gây ung thư cho dạ dày và đường ruột. Vì thế, bạn có thể sử dụng quả sung để hạn chế vấn đề này.
Điều trị sỏi mật
Khi mà công việc áp lực, chế độ ăn không hợp lý và những thức ăn không an toàn làm cho gan bạn suy yếu. Kéo theo đó là dịch mật tiết ra hỗ trợ cho việc tiêu hoá khá nhiều, dần dần tạo thành sỏi mật. Thường xuyên ăn quả sung sẽ làm cho sỏi mật dần tan và bạn sẽ không cần phải sử dụng dao kéo để mổ lấy sỏi.
Bảo vệ hệ tim mạch
Trong quả sung có chứa thành phần chất chống oxy hóa cao gồm omega 3, omega 6. Tất cả những hợp chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ về động mạch vành. Hơn nữa, chúng còn làm giảm cholesterol và chất béo gây nguy hiểm cho tim mạch. Vì vậy, nếu thắc mắc ăn sung có tác dụng gì, đây là hiệu quả thường được nhắc đến.
Tăng cường sức khỏe về xương khớp
Trong quả sung có hàm lượng canxi cao. Vì vậy, sẽ giúp cho sức khoẻ và cải thiện vấn đề xương khớp của bạn thêm chắc chắn chắn hơn. Đặc biệt, hạn chế được nguy cơ bị loãng xương ở người lớn tuổi.
Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong quả sung giàu hàm lượng vitamin B6 do đó nó rất tốt cho sức khoẻ bà bầu, đặc biệt là làm giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, hàm lượng omega 3 trong quả sung cũng làm tăng sự phát triển não bộ em bé bên trong, giảm nguy cơ sinh non và mắc các dị tật. Hơn nữa, các khoáng chất có trong quả sung còn làm kích thích tuyến sữa phát triển dồi dào.
Những người không nên ăn quả sung
Ngoài vấn đề ăn quả sung có tác dụng gì thì lưu ý những người không nên ăn quả sung cũng vô cùng quan trọng. Tùy quả sung mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có một số trường hợp không nên ăn quả sung.
- Người đang bị xuất huyết trực tràng, bị đau dạ dày vì sung có tính nóng rất dễ gây tình trạng chảy máu.
- Người có đường huyết thấp: Ăn sung rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên những người có lượng đường thấp nên hạn chế ăn sung vì chúng rất có hại.
- Người dễ bị dị ứng: Bạn là người hay bị dị ứng với các đồ ăn thức uống thì việc ăn sung cũng cần hạn chế. Bởi khi bị dị ứng sẽ gây viêm màng kết, shock phản vệ, viêm mũi.
Tìm hiểu ăn quả sung có tác dụng gì sẽ giúp cho bạn biết được những tác dụng tốt mà loại quả này mang lại. Đặc biệt đối với những tác dụng mà quả sung đem lại tốt với sức khỏe, chữa bệnh. Đừng quên bổ sung quả sung vào chế độ ăn hằng ngày của mình.
Xem thêm: Ăn mận có nổi mụn không? Bí quyết ăn mận để hạn chế nổi mụn
The post Ăn quả sung có tác dụng gì? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả sung? appeared first on Seoul Academy.