Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
spot_img

6 mẹo dân gian chữa đau vai gáy cực hiệu quả tại nhà

Đau vai gáy được xem là một căn bệnh khó ai tránh khỏi, nó gây đau nhức, mỏi cơ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bất kỳ ai. Các hình thức trị liệu giúp giảm đau vai gáy được phổ biến nhưng liệu nó có thực sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà giúp giảm cơn đau nhức một cách nhanh chóng và rõ rệt.

Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy?

Tình trạng đau vai gáy thường xảy ra đối với những người làm việc văn phòng, sử dụng máy tính nhiều, hay những công việc mang tính đặc thù phải đứng lâu hoặc ngồi quá lâu, mang vác nặng, thậm chí là người lớn tuổi,… Bệnh đau vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần. 

Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy
Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy

Triệu chứng nhận biết tình trạng đau vai gáy rất rõ ràng như:

  • Vùng cổ và vai gáy sẽ cảm thấy đau và cứng khi bạn di chuyển, có thể lan đến đỉnh đầu hoặc cánh tay.
  • Khi bị đau vai gáy, các khớp tê cứng khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển các khớp xung quanh khu vực vai gáy, cổ tay.
  • Đau khi nghiêng đầu, việc hạn chế vận động cổ và vai, có tiếng kêu răng rắc khi quay cổ.
  • Cảm thấy mỏi hoặc mệt mỏi ở cổ và vai gáy sau một khoảng thời gian ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Cơn đau thường xuất hiện sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc khi làm việc lâu dài, ít vận động.

Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe các khớp cơ vai gáy. Có thể gặp các chuyên gia bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị phù hợp và kịp thời, kết hợp thêm các mẹo dân gian chữa đau vai gáy.

Tác hại của triệu chứng đau vai gáy?

Việc đau vai gáy kéo dài không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mất ngủ mà còn có nhiều tác hại đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh đau vai gáy có thể ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể như:

  • Khi đau vai gáy, các cơ xương khớp ở vùng cổ bị co cứng và chèn ép các động mạch cổ, làm giảm lượng máu lưu thông đến não. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mất trí nhớ, suy giảm trí tuệ…
  • Các dây thần kinh ở vùng cổ bị kẹp và gây ra các triệu chứng như tê bì, nóng rát, mất cảm giác ở cánh tay, cẳng tay hoặc ngón tay. Nếu kéo dài có thể gây ra liệt cánh tay hoặc liệt nửa người.
  • Ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. 
  • Gây ra các triệu chứng về hô hấp như khó thở, ngạt mũi, ho khan hoặc ho có đờm…
  • Khi nhức mỏi đau vai gáy, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm trạng và sinh lý.
Đau vai gáy ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc
Đau vai gáy ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc

Vì vậy, việc chẩn đoán sớm căn bệnh sẽ giúp bệnh nhân tìm ra hướng điều trị hiệu quả, hạn chế các hậu quả do đau mỏi vai gáy ảnh hưởng lên. Đồng thời, việc chăm khám sức khỏe sẽ giúp cơ thể thoải mái và an tâm hơn.

Các mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà an toàn, hiệu quả

Để làm giảm bớt cơn đau nhức mỏi do đau vai gáy gây nên, dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy được áp dụng rộng rãi và hiệu quả. 

Chườm lạnh, chườm ấm

  • Chườm lạnh: Đây là phương pháp điều trị tạm thời khá phổ biến, giúp xoa dịu cơn đau mỏi vai gáy kịp thời. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, đặt một miếng băng hoặc túi đá vào vùng đau vai gáy trong khoảng 15-20 phút kết hợp với xoa bóp để tăng hiệu quả.
  • Chườm nóng: Sử dụng chai nước nóng hoặc túi ấm để đặt lên vùng đau vai gáy trong khoảng 15-20 phút. Chườm nóng có tác dụng làm giãn cơ, giúp giảm cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả lên đến 80% tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cần chú ý rằng không để nước quá nóng để tránh gây tổn thương da.
Chườm đá giúp giảm cơn đau vai gáy
Chườm đá giúp giảm cơn đau vai gáy

Bấm huyệt, xoa bóp giảm cơn đau vai gáy

Một trong những mẹo điều trị đau vai gáy được mọi người tin dùng tại nhà đó là bấm huyệt kết hợp với xoa bóp. Phương pháp bấm huyệt và xoa bóp là một cách trị liệu có nguồn gốc từ y học cổ truyền, giúp kích thích lưu thông khí huyết, thông kinh lạc và giảm đau nhức ở vùng vai gáy. 

Cách thực hiện

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần biết một số huyệt đạo quan trọng và cách bấm huyệt đúng cách. Cần lưu ý rằng, trước khi bấm huyệt, nên xoa bóp vùng cổ và vai để làm nóng và làm mềm cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau nhức khi bấm huyệt. 

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ để ấn vào huyệt đạo, dùng lực vừa phải và tăng dần cho đến khi cảm thấy ê tức. Giữ nguyên lực ấn trong khoảng 1-2 phút cho đến khi thấy nóng tức. Thực hiện bấm huyệt khoảng 5-7 lần trong một ngày để giúp giãn cơ, thoải mái hơn.

Phương pháp bấm huyệt, xoa bóp cổ là mẹo dân gian chữa đau vai gáy phổ biến
Phương pháp bấm huyệt, xoa bóp cổ là mẹo dân gian chữa đau vai gáy phổ biến

Một số lưu ý khi bấm huyệt

  • Không bấm quá mạnh hoặc sai vị trí để tránh làm tổn thương các cơ xương khớp. Việc bấm huyệt cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn về sinh học.
  • Không bấm huyệt khi đang ăn uống, say rượu, có thai hoặc có vết thương. 
  • Không bấm huyệt khi bị dị ứng với các thành phần như rượu hoặc thuốc có tính kích thích. 
  • Không bấm huyệt khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính có kèm theo triệu chứng cứng cổ, liệt cánh tay, teo cơ. 

Xem thêm: Cách massage tay giảm đau nhanh chóng và hiệu quả

Sử dụng lá ngải cứu

Đây là phương pháp mẹo dân gian chữa đau vai gáy rất hiệu quả. Bởi vì, ngải cứu được xem là một loại thảo dược có tác dụng khu phong, trừ thống, giảm đau và điều hòa khí huyết. Với những ai đang đi tìm cho mình liệu pháp điều trị nhanh chóng thì có thử ngay với lá ngải cứu. 

Sử dụng lá ngải cứu làm thuốc xoa bóp
Sử dụng lá ngải cứu làm thuốc xoa bóp

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 300g ngải cứu tươi, ngâm nước muối loãng 10 phút và rửa lại bằng nước, để ráo. Cho ngải cứu vào cối, giã sơ cho dập, không cần giã kỹ. 
  • Cho vào chảo, bật bếp và sao khô, sao đến khi có mùi thơm và ngải cứu chuyển màu xám đen là được. 
  • Bọc ngải cứu trong vải sạch rồi chườm lên vùng vai và gáy bị đau. Nếu nóng quá có thể đợi cho nguội bớt rồi đắp. Chườm khoảng 15 phút/ lần hoặc đến khi hết nóng. Thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ngày mỗi khi đau.

Ngoài ra, ngải cứu còn kết hợp được với một số loại thảo dược khác như: lá lốt, gừng tươi hay thậm chí uống nước ngải cứu để chữa đau vai gáy. Người bệnh có thể uống nước nấu từ lá ngải cứu để giúp thanh nhiệt, thông khí huyết và giảm đau nhức vai gáy. 

Dùng gừng tươi

Gừng tươi là loại thảo dược rất dễ tìm kiếm, có chứa các thành phần có tính chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên, giúp giảm đau hiệu quả tại vùng vai gáy Gừng tươi có thể giúp làm giảm đau và sưng tại khu vực vai gáy. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một khối gừng tươi và cắt thành những lát mỏng. Đem nấu trong một chậu nước cho đến khi nước sôi.
  • Sau đó, để nguội cho đến khi nhiệt độ hợp lý để đắp lên vùng vai gáy của bạn. Áp dụng lên vùng vai gáy và massage nhẹ nhàng vài phút.
  • Lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Gừng tươi là nguyên liệu làm thuốc trị chứng đau mỏi vai gáy
Gừng tươi là nguyên liệu làm thuốc trị chứng đau mỏi vai gáy

Ngoài ra, gừng tươi còn có thể kết hợp với ngải cứu để làm giảm bớt cơn đau mỏi vai gáy. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá ngải cứu tươi và một củ gừng rửa sạch rồi giã nát. Cho ngải cứu và gừng vào chảo đun nóng cho tới khi hỗn hợp có mùi thơm. Sau đó để hỗn hợp ra ngoài cho bớt nóng, nhưng không để nguội hẳn.
  • Bọc hỗn hợp vào vải sạch rồi chườm lên vai gáy trong 15 phút hoặc đến khi hết nóng. Kết hợp với đó là xoa bóp để giúp các khối cơ mềm hơn và thẩm thấu được các tinh chất từ gừng. 

Đây là phương pháp mẹo dân gian chữa đau vai gáy khá phổ biến và được áp dụng rất hiệu quả. Gừng tươi có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm ấm và xoa dịu các cơn đau nhức mỏi. 

Dùng lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược rất phổ biến, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm giảm đau xương khớp, giảm đau lưng, đầy hơi, kháng khuẩn, chống viêm. Ông bà ta ngày xưa thường sử dụng mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng cách sử dụng lá lốt để làm giảm cơn đau.

Dùng lá lốt làm mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Dùng lá lốt làm mẹo dân gian chữa đau vai gáy

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 300g lá lốt tươi, ngâm nước muối loãng 10 phút và rửa lại bằng nước, để ráo.
  • Cho thảo dược vào cối giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau, nhức mỏi. Việc đắp lá lốt sẽ giúp hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức, tê bì vai gáy.
  • Hoặc người bệnh có thể uống nước lá lốt bằng cách: chuẩn bị khoảng 100g lá lốt tươi và cho vào nồi cùng với 500ml nước. Đun sôi khoảng 15 phút cho đến khi nước còn lại một nửa. Lọc bỏ bã và uống nước trong khi còn nóng. Đây là phương pháp trị đau nhức mỏi nhanh chóng, tiện lợi và rất hiệu quả.

Dùng hạt gấc

Dùng hạt gấc để chữa đau vai gáy là một phương pháp mẹo dân gian chữa đau vai gáy hiệu quả bởi vì trong hạt gấc có vị đắng, tính ôn, có tác dụng giảm đau và tiêu viêm. Thông thường, hạt gấc thường dùng để ngâm rượu xoa bóp trị đau lưng, mỏi cơ, khớp gối. 

Hạt gấc giúp trị đau lưng, mỏi khớp
Hạt gấc giúp trị đau lưng, mỏi khớp

Cách thực hiện: 

  • Lấy hạt gấc tươi lột sạch lớp màng vỏ bên ngoài, sau đó đem phơi nắng rồi sao cho khô. 
  • Sau đó, đem giã hạt đã khô thành bột nhuyễn, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ thêm rượu trắng vào, ủ rượu kỹ từ 20- 30 ngày là có thể dùng được.

Ngoài ra, hạt gấc có thể dùng để sắc làm nước uống, trị đau nhức mỏi vai gáy và giúp khí huyết lưu thông rất hiệu quả. Cách làm cũng rất dễ dàng:

  • Chuẩn bị hạt gấc rửa sạch bằng nước rồi vớt để ráo. Cho vào nồi cùng với 500ml nước
  • Đem đun sôi khoảng 15 phút cho đến khi nước còn lại một nửa. Lọc bỏ bã và uống nước trong khi còn nóng. Phương pháp này được cha ông ta ngày xưa rất hay sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, phương pháp này khá lành tính nên không gây tác dụng phụ lên cơ thể.

Việc ăn các món ăn được chế biến từ hạt gấc cũng rất có lợi cho sức khỏe, vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp giảm đau vai gáy. Vì vậy, với những người lười vận động hoặc không có thời gian tập thể dục có thể duy trì thói quen ăn uống này để nâng cao sức khỏe.

Nhưng lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian chữa đau vai gáy

Các cách dân gian chữa đau vai gáy có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức tạm thời, nhưng không phải là phương pháp điều trị triệt để. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng các mẹo dân gian để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Không chườm lạnh hoặc nóng quá lâu hoặc trực tiếp lên da để tránh bỏng lạnh hoặc bỏng nóng. Chườm khoảng 10-15 phút để giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Không xoa bóp hoặc bấm huyệt quá mạnh hoặc sai vị trí để tránh làm tổn thương các cơ xương khớp. Việc bấm huyệt cần có sự hướng dẫn của những y bác sĩ hay thầy thuốc Đông Y có chuyên môn kỹ càng để tránh bấm sai vị trí làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
  • Không sử dụng các loại rượu hoặc thuốc có tính kích thích khi đắp lá lốt, ngải cứu hoặc cam. Vì có thể sẽ tạo ra hợp chất không phù hợp với làn da, làm da phỏng rộp hay bị dị ứng. 
  • Không sử dụng các mẹo dân gian khi bị dị ứng với các thành phần như lá lốt, ngải cứu, cam, hành khô,… Việc dị ứng có thể khiến làn da nổi mẩn đỏ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không sử dụng các mẹo dân gian khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính có kèm theo triệu chứng cứng cổ, liệt cánh tay, teo cơ. Đây là những dấu hiệu mang tính chất nghiêm trọng, vì vậy cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lời kết

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy được mọi người áp dụng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Seoul Academy hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có một phương pháp điều trị phù hợp với bản thân, giúp mang lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

The post 6 mẹo dân gian chữa đau vai gáy cực hiệu quả tại nhà appeared first on Seoul Academy.

Rate this post
Thích Đẹp
Thích Đẹphttps://thichdep.com
Thích Đẹp: website chia sẻ bí quyết làm đẹp, review đánh giá mỹ phẩm nhằm giúp chị em lựa chọn được sản phẩm chất lượng

Bạn Có Thể Thích

Cùng Chuyên Mục